Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014 by Unknown
Đái tháo đường, những điều cần biết về bệnh đái tháo đường, tác dụng của nấm lim xanh với bệnh này
Đái tháo đường
hay còn có tên gọi khác là bệnh tiểu đường là một bệnh về nội tiết có lẽ không
còn xa lạ với mọi người, bệnh này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Vậy làm sao để có thể khắc phục và phòng chữa bệnh đái tháo đường?
Cách phát hiện bệnh đái tháo đường |
Đái tháo đường gây ra so sự rối loạn sự chuyển hóa
cacbohydrat khi hoocmon insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm các tác động đối
với cơ thể làm cho lượng đường trong máu ở mức cao làm cho người bệnh đi
tiểu nhiều, tiểu ban đêm, khát nước…
Theo thống kê từ các tổ chức Y tế thế giới cùng các chuyên
gia đầu nghành xác nhận Đái tháo đường hiện nay là một trong số những căn
bệnh nguy hiểm chiếm tỷ lệ rất cao, trung bình cứ 100 người thì 1 người mắc bệnh.
Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới về bệnh đái tháo đường năm
2011 thì trên thế giới có khoảng 366 triệu người mắc bệnh dư thừa đường và 280
triệu người đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường, dự tính tới năm 2030
con số này sẽ tăng lên ở mức 552 triệu người mắc bệnh và 398 triệu người trong
gia đoạn tiền đái tháo đường… Cũng theo các con số được công bố từ Tổ chức Y tế
thế giới thì Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh dư thừa đường đứng
thứ 10 thế giới và mức độ phát triển bệnh rất nhanh, trong năm 2001 nước ta có
khoảng 2,7/% người mắc bệnh nhưng cho đến năm 2010 con số này đã tăng lên quá
6%, đến năm 2012 thì số người mắc bệnh dư thừa đường ở nước ta đã ở con số
trên 3,2 triệu người, những con số này không ngừng tăng, theo các chuyên gia đầu
nghành dự tính đến năm 2015 thì tỷ lệ người mắc bệnh ở nước ta có thể đạt tới mốc
8 triệu người mắc bệnh…
Phân loại bệnh: Theo
Tổ chức Y tế thế giới công bố hiện nay Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được
chia làm 3 loại:
- Bệnh tiểu đường loại 1 (typ 1) : Đây là thể bệnh gây ra do tụy
tạng không tiết insulin. Theo thống kê thì có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh
tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và những người ở độ tuổi dưới
20
- Bệnh tiểu đường loại 2 (typ 2) : Thể bệnh gây ra do tiết giảm
insulin và đề kháng insulin. Loại này chiếm 90-95% trong tổng số bệnh nhân
bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày
càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Bệnh tiểu đường do thai nghén: Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm
3-5% số thai nghén, phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ
Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu: Hầu hết những bệnh nhân khi chớm mắc bệnh
đái tháo đường thường có những dấu hiệu sớm cảnh báo về rối loạn chuyển hóa đường
trong cơ thể như:
- Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
- Nghiện ăn vặt
- Có vấn đề về cân nặng: thừa cân, bép phì…
- Có các biến chứng của bệnh Cao huyết áp
Nguyên nhân chính gây bệnh
Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến
tuỵ bài tiết ra, có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào và giữ vai trò quan
trọng trong việc điều hòa glucose máu.Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng,
phía sau bao tử. Vì thế
nguyên nhân gây bệnh ở đây là:
Đối với bệnh tiểu đường loại 1: Do tụy không tiết đủ insulin hoặc
do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần
thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
- Đối với bệnh tiểu đường loại 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh
hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo
lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
- Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất
trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ
và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường loại 2.
Triệu chứng của bệnh
- Khát không ngừng, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban
đêm, mệt mỏi, uể oải, giảm cân, ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn…
- Ở bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
chuột rút, táo bón, mắt mờ, nhiễm trùng da tái diễn.
- Ở bệnh tiểu đường loại 2 các triệu chứng rất khó và hầu như không
được nhận ra trong nhiều năm đầu mắc bệnh, nó chỉ được phát hiện khi xuất hiện
các biến chứng như: loét chân hoặc mắt nhìn mờ…
Biến chứng thường gặp
- Tổn thương thần kinh ngoại vi: hô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng
phù, … dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét…
- Giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa…
- Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và đột quỵ,…
- Biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng…
- Có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào, điển hình như: răng miệng, lợi,
nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của bệnh đái tháo đường |
Điều trị bệnh như thế
nào?
Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thể bệnh cùng các bác
sĩ chuyên khoa đầu nghành thì để phòng tránh cũng như điều trị bệnh tiểu
đường hiệu quả nhất bạn lên kết hợp một số điều sau đây:
- Cần đảm bảo một chế độ ăn hợp lý đảm bảo cho cơ thể đủ chất đạm, chất béo, bột,
đường, vitamin, muối khoáng, nước, không làm tăng hoặc giảm lượng đường nhiều
sau bữa ăn, không lên thay đổi quá nhanh về cơ cấu và khối lượng thức ăn…
- Đối với một chế độ thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe bạn cần chú
ý các biện pháp thể dục đều đặn, thường xuyên với các bài thập yêu thích vừa sức.
- Đối với thuốc điều trị: Với các thể bệnh tiểu đường loại 1 các bác
sĩ khuyến cáo bạn sử dụng các insulin(Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin
hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm, Insulin tác dụng trung bình: Isophan
Insulin, Lente Insulin, Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm,
Insulin kẽm tác dụng chậm ). Tuy nhiên để đảm bảo không bị ảnh hưởng bới các
tác dụng phụ khi sử dụng bạn cần đảm bảo nghe theo sự hướng dẫn và chỉ bảo của
bác sĩ.
Đối với thể bệnh tiểu đường loại 2 các bác sĩ khuyến cáo sử dụng dẫn
xuất của Sulfonyl ure được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid.
Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid.
Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid.
Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thảo dược thiên nhiên để phòng tránh và điều trị
tiểu đường: gần đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng các loại thảo dược có
tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, nó giúp duy trì chỉ số đường huyết
ở mức ổn định, làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiểu đường như: kiểm soát
các vấn đề về cân nặng, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch…Đặc
biệt trong số đó có Nấm lim xanh mang lại rất nhiều công dụng tốt cho bệnh
đái tháo đường, giúp cơ thể cải thiện sự rối loạn tiêu hóa, giảm mỡ máu, giảm
nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, tai biến: do nấm lim có khả năng cân bằng lại nội tiết tố thông qua khả
năng phục hổi tổn thương cấp độ tế bào các các tuyến nội tiết, duy trì ổn
định lượng đường trong máu ở phạm vi cho phép, từ đó giúp hạ đường huyết,
mặt khác nấm lim chứa nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ nâng cao sức khỏe, tăng
cường hệ miễn dịch, kích thích sự hoạt động bình thường của các chức năng
trong cơ thể, từ đó giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là tránh được
tình trạng kháng insulin.
Tác dụng của nấm lim xanh trong chữa bệnh đái tháo đường |
Ngoài ra nấm lim xanh còn rất tốt trong việc chữa bệnh tiểu đường do các chât quý hiếm
trong nấm lim xanh như ganoderans, hay proteoglucan, có tác dụng
rất lớn trong quá trình kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin để bù
đắp trong trường hợp thiếu hụt loại hocmon này, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh
tiểu đường.
Nội dung được đăng ký bản quyển nên khi sử dụng nội dung xin trích dẫn lại nguồn: những điều cần biết về bệnh đái tháo đường Thanks
Một số từ khóa gợi ý google
- biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
- tác dụng của nấm lim xanh
- nấm lim xanh tiên phước bán ở đâu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường”
Đăng nhận xét